Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2018

7 cách TUYỆT VỜI ngăn ngừa tăng huyết áp ngay tại nhà

Hình ảnh
Nỗ lực để ngăn ngừa tăng huyết áp có thể giúp làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh nghiêm trọng khác. Nếu bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp, hãy thực hiện các cách sau đây để huyết áp luôn ở ngưỡng an toàn. 7 cách tuyệt vời giúp ngăn ngừa tăng huyết áp Huyết áp cao (tăng huyết áp) làm tăng nguy cơ phát triển nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận. May mắn thay, một lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến chứng bệnh này trong tương lai. Để tránh bị  tăng huyết áp , hãy thiết lập cho mình lối sống lành mạnh và thực hiện 7 lời khuyên sau đây: 1. Duy trì cân nặng khỏe mạnh Khi nói đến phòng ngừa tăng huyết áp, cân nặng của bạn là rất quan trọng. Những người thừa cân nên cố gắng giảm cân và những người có cân nặng bình thường nên chú ý để tránh bị thừa cân. Một đánh giá năm 2016 của một số nghiên cứu báo cáo rằng chế độ ăn giảm cân làm giảm huyết áp trung bình 3,2 mmHg

Đau đầu, chóng mặt thường xuyên: Dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp

Hình ảnh
Tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” do bệnh khó phát hiện, đến khi chẩn đoán ra thì bệnh đã gây ra các biến chứng tim mạch như đau tim hay đột quỵ. Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh tim, bệnh thận,… và là yếu tố góp phần đáng kể vào tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch. Tăng huyết áp thường không có triệu chứng Thông thường, không có dấu hiệu tăng huyết áp nào cả. Mọi người phát hiện ra họ bị  tăng huyết áp  một cách tình cờ thông qua việc đi khám bác sĩ do các bệnh khác như đau lưng, ho hoặc cảm lạnh, và hầu hết đều rất ngạc nhiên khi nghe bác sĩ nói rằng họ bị tăng huyết áp. Rất hiếm khi mọi người có dấu hiệu của tăng huyết áp và đi khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán căn bệnh này. Nhưng các triệu chứng tăng huyết áp có thể xuất hiện khi tình trạng trở nên nghiêm trọng trong một thời gian dài. Khi huyết áp là nguy hiểm cao, nó cần phải được xử lý ngay lập tức. Đau đầu, chóng mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp Trong trường hợp tăng

Cảnh báo cơn tăng huyết áp kịch phát nếu gặp các dấu hiệu sau

Hình ảnh
Tăng  huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm do bệnh nhân có thể xuất hiện cơn tăng huyết áp kịch phát. Nếu không nhận biết được những cơn tăng huyết áp kịch phát này, hậu quả đó là người bệnh có thể sẽ bị biến chứng trên các cơ quan khác hoặc thậm chí gây tử vong . Các dấu hiệu chỉ điểm cho cơn tăng huyết áp kịch phát Bệnh  cao huyết áp  là một tình trạng mạn tính, thường không có triệu chứng điển hình, vì thế rất nhiều người bị bệnh mà vẫn không hề hay biết cho đến khi tình cờ đi kiểm tra huyết áp. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt, nhất là trong những trường hợp quên uống thuốc hay trong bệnh tăng huyết áp thứ cấp, rất dễ dẫn đến xuất hiện những cơn tăng huyết áp kịch phát với các biểu hiện như sau: - Chỉ số đo huyết áp là ≥ 180 mmHg đối với huyết áp tâm thu và ≥ 120 đối với huyết áp tâm trương. - Đau đầu dữ dội hoặc đau nửa đầu - Đau tức ngực - Thay đổi tầm nhìn - Hơi thở ngắn - Chảy máu cam   Đo huyết áp giúp nhận biết cơn tăng huyết áp kịch phát Nếu bạn đã có

10 lời khuyên giúp bạn điều trị cao huyết áp hiệu quả ngay tại nhà

Hình ảnh
Cao huyết áp là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn tự kiểm soát huyết áp hiệu quả ngay tại nhà. 10 lời khuyên giúp bạn điều trị cao huyết áp hiệu quả ngay tại nhà! Cao huyết áp  hoặc tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nhưng là một nguy cơ lớn cho bệnh tim và đột quỵ. Những căn bệnh này đều là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Huyết áp của bạn được đo bằng milimét thủy ngân, viết tắt là mmHg. Có hai chỉ số đó là: - Huyết áp tâm thu: Số đầu đại diện cho áp lực trong mạch máu khi tim đập. - Huyết áp tâm trương: Số sau đại diện cho áp lực trong mạch máu của bạn giữa các nhịp đập, khi tim của bạn đang nghỉ ngơi. Ví dụ: Chỉ số huyết áp 120/80 mmHg thì chỉ số 120 là huyết áp tâm thu còn 80 là huyết áp tâm trương. Huyết áp của bạn phụ thuộc vào lượng máu mà tim bạn đang bơm và mức độ áp lực của máu trong động mạch của bạn là bao nhiêu. Động mạch càng hẹp th